Voi Đắk Lắk Voi Việt Nam

Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Kèm theo việc nuôi voi nhà là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến con voi, hình thành nên một "dòng" văn hóa về voi. Nhưng tình trạng phá rừng ở đây xảy ra liên tục đang làm diện tích ngày càng bị thu hẹp, sự xâm chiếm của từng đoàn người di cư, sự hiện diện của máy móc trong rừng gây ra tiếng ồn cũng làm đàn voi vốn già yếu càng bị hao mòn dần theo thời gian..

Voi hiện tại ở tỉnh

Bản Đôn được xem là nơi vương quốc loài voi ở tỉnh Đắk Lắk là nơi có đàn voi rừng và voi nhà nhiều nhất Việt Nam với số lượng khoảng 80 - 110 con voi rừng và khoảng 45 con voi nhà. Đàn voi rừng và voi nhà đang ngày càng giảm sút số lượng và đứng trước nguy cơ chỉ còn trong huyền thoại.

Tỉnh Đắk Lắk có đề án chủ yếu như: thành lập một trung tâm bảo tồn voi với quy mô 200 ha tại Vườn quốc gia Yok Đôn; ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nuôi voi tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng để giúp cho voi sinh sản; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tiếp nhận công nghệ, kĩ thuật, đào tạo cán bộ chuyên chăm sóc, quản lý, bảo tồn voi; xây dựng một bệnh viện có đủ trang thiết bị hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho voi...

Văn hóa–du lịch

Được tổ chức trong 5 ngày và tháng 12 năm 2009 chủ đề Huyền thoại Voi Tây Nguyên đi về miền hoang giã, nhằm tái hiện lại các giá trị của voi. Với 20 chú voi tham gia các hoạt động như: voi đá bóng, thi chạy, thi bơi, kéo vật nặng, tái hiện các nghi lễ và hoạt động săn bắt – thuần dưỡng voi rừng… Kéo theo là các hoạt động: Liên hoan ẩm thực vùng miền; Trại sáng tác điêu khắc gỗ Tây Nguyên; Hội chợ triển lãm văn hóa - du lịch - thương mại - đầu tư; Hội lửa; Lễ cúng bến nước; Triển lãm ảnh nghệ thuật "Tây Nguyên xưa và nay"; Chương trình Du lịch về nguồn; Lễ hội đường phố…